Ngày đăng: 15:29:02 14-06-2024 - Lượt xem: 3305
Trên thực tế, ở các nước “láng giềng” như Thái Lan, Indonesia…thông thường phương tiện xe ô tô có thuế nhập khẩu rẻ hơn so với Việt Nam lên đến 10 – 15% giá trị thuộc từng mẫu xe, chẳng hạn mẫu Camry của Toyota với 6 phiên bản tại thị trường Thái Lan được ra mắt với giá bán khoảng 980 triệu đồng, nhưng ở thị trường Việt Nam, con số đó lại lên đến 1, 236 tỷ đồng, chênh lệch đến 256 triệu đồng. Do đó, người dùng tại Việt Nam hy vọng được sở hữu chiếc xe ô tô mức giá tương đương so với các nước cùng khu vực.
Trong suốt thời gian gần đây, theo thông tin cập nhật từ cuộc họp các nước ASEAN mới nhất cho biết, Việt Nam đã thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ 40% ở năm ngoái xuống còn 30% ở năm hiện tại và từ năm 2018 sẽ là 0%, đây là mức giảm giá thấp nhất từ trước đến nay tại thị trường ô tô Việt Nam.
Theo các chuyên gia công bố, kể từ thời điểm ngày 01/01/2018, khi thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về Việt Nam xuống còn 0%, cụ thể thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng xe từ 1.5L trở xuống giảm từ mức 40% hiện nay xuống còn 35% và xe có dung tích xi lanh từ 1.5L đến 2.0L được giảm từ mức 45% hiện nay xuống còn 40%. Còn các dòng ô tô đang được bán trên thị trường có mức giá từ 450 triệu - 1 tỷ đồng được dự đoán sẽ giảm từ 100 - 300 triệu đồng. Đây có phải là điều đáng mừng cho người dùng tại Việt Nam?
Với câu hỏi “Liệu rằng, xe ô tô trong năm 2018 có giảm như kỳ vọng của nhiều người hay không?” thì theo ý kiến của một chuyên gia trong doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước cho rằng, việc giảm thuế nhập khẩu từ ASEAN về 0% thì giá xe chắc chắc sẽ giảm nhưng không nhiều.
So với trước đây, giá trị xe ô tô sẽ rẻ hơn nhưng nhận định vẫn cao hơn so với khu vực và thế giới. Do hạ tầng giao thông tại Việt Nam vẫn chưa cho phép mở cửa hoàn toàn cho xe ô tô nên các loại thuế phí như: Thuế VAT, phí trước bạ..để hạn chế phương tiện được xe là hàng rào kỹ thuật hợp lệ nằm ngoài phạm vi cam kết quốc tế sẽ sớm được ban hàng, thậm chí số tiền bỏ ra có khi còn cao hơn mức giảm giá.
Hàng loạt đề xuất như tăng thuế phí đối với dòng xe bán tải hay tăng thuế VAT lên 12%, thuế trước bạ cũng tăng từ 10% đến 15% đối với các tỉnh thành trong phạm vi cả nước và từ 12% lên 18% đối với riêng Hà Nội… Vì vậy, chi phí để sở hữu chiếc xe “mơ ước” với “giá hời” vẫn chưa thực sự trở thành hiện thực với nhiều người.
Ngoài ra, việc đón nhận thông tin thuế nhập khẩu ô tô 0% là yếu tố khiến xe giảm mạnh, ô tô lắp ráp từ Thái Lan, Indonesia…sẽ tràn vào gây sức ép cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam là rất cao. Do đó, việc này đồng thời cũng là nhân tố khiến cho Nhà nước đang tích cực tính toán, tìm kiếm giải pháp chung nhằm tác động đến giá xe, hạn chế nhập khẩu ô tô từ bên ngoài để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước.
Trong các cuộc họp nội bộ đã có những đề xuất đáng kể, trong đó, bộ Tài Chính đã đưa ra phương án giảm thuế nhập khẩu đối với linh kiện ô tô trong 5 năm (từ năm 2018 – 2022), kèm theo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước về lượng xe sản xuất, lắp ráp và tỷ lệ giá trị của mẫu xe, cam kết phải đạt đủ điều kiện hàng năm. Bên cạnh đó, nhằm khuyến khích doanh nghiệp sản xuất ngành công nghiệp ô tô trong nước, Chính phủ dự kiến ban hàng các chính sách ưu đãi thuế, giảm chi phí, giảm giá bán để nâng cao cạnh tranh so với ô tô nhập khẩu và tăng sản lượng tiêu thụ ô tô trong nước cũng như khuyến khích xuất khẩu ô tô.
Tháng 9 vừa qua, Chính phủ đã áp dụng chính sách giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì đây chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước, giảm được giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh đối với ô tô sản xuất trong khu vực đáng kể.